Những hành vi xấu trong quá trình hoạt động kiểm toán đều gây ra những hâu quả nghiêm trọng đối với mỗi cá nhân trong những vai trò khác nhau. Vậy, Các Hành Vi Nào Bị Nghiêm Cấm Đối Với Cá Nhân Có Liên Quan Đến Hoạt Động Kiểm Toán Nhà Nước? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Dịch vụ Thuế Nha Trang để cùng tìm hiểu chi tiết nhé!
1. Các hành vi nào bị nghiêm cấm đối với cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 8 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 bị thay thế bởi điểm a khoản 15 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
….
2. Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán:
a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
b) Cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
c) Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, kịp thời hoặc thiếu khách quan thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
d) Mua chuộc, đưa hối lộ cho Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước;
e) Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công.
Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm đối với cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán trong kiểm toán nhà nước gồm có:
- Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
- Cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
- Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, kịp thời hoặc thiếu khách quan thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
- Mua chuộc, đưa hối lộ cho Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước;
- Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công.
2. Hình thức xử phạt và mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền
2.1 Hình thức xử phạt
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: Cảnh cáo; Phạt tiền.
Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực kiểm toán nhà nước bao gồm: Buộc cải chính thông tin, tài liệu, dữ liệu có nội dung sai lệch, không chính xác hoặc không trung thực;Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
2.2 Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của cá nhân là 50.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của tổ chức là 100.000.000 đồng.
Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Pháp lệnh này là mức phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại Điều 16 của Pháp lệnh này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
3. Trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước
Trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước quy định tại Điều 22 Luật Kiểm toán nhà nước 2015, cụ thể:
– Thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được phân công; đưa ra ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán.
– Tuân thủ pháp luật, nguyên tắc hoạt động, chuẩn mực, quy trình, nghiệp vụ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và các quy định khác có liên quan của Tổng Kiểm toán nhà nước.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những bằng chứng, đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán.
– Thu thập bằng chứng kiểm toán, ghi nhận và lưu giữ tài liệu làm việc của Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
– Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán.
– Xuất trình thẻ Kiểm toán viên nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
– Thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp; thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hằng năm theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
– Báo cáo kịp thời, đầy đủ với người ra quyết định thành lập Đoàn kiểm toán khi có trường hợp quy định tại Điều 28 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 và các tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập của Kiểm toán viên nhà nước.
Trên đây, Dịch vụ Báo cáo thuế ở Nha Trang trọn gói đã giúp bạn tìm hiểu “Các Hành Vi Nào Bị Nghiêm Cấm Đối Với Cá Nhân Có Liên Quan Đến Hoạt Động Kiểm Toán Nhà Nước?”. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN NHA TRANG THUÊ NGOÀI TRỌN GÓI CHỈ TỪ 400K/THÁNG
(Giải quyết các vấn đề “Kế toán – Thuế” cho doanh nghiệp. Bảo mật, chính xác, tiết kiệm 80% chi phí.)
01. Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng, quý.
02. Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng, quý.
03. Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm.
04. Lập báo cáo tài chính năm gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối số phát sinh tài khoản.
05. Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế, liên quan đến thuế.
06. Nhận chứng từ, sổ sách của DN để thực hiện và xử lý công việc
07. Khai thuế môn bài hàng năm.
08. Lập các báo cáo thuế gửi cho cơ quan thuế hàng tháng theo quy định.
09. Thực hiện hạch toán và ghi sổ kế toán các chứng từ.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Tổ 3 Đông Bắc, Vĩnh Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa
Website: https://ketoannhatrangthuengoai.com
Email: hothithuhuyen12@gmail.com
Hotline/Zalo: 0935 952 029
Fanpage: https://www.facebook.com/ketoannhatrangthuengoai/