Báo cáo tài chính là một quy trình quan trọng đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác, đặc biệt là thời điểm gần cuối năm kế toán. Đây không chỉ là một bước quan trọng để theo dõi và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng chiến lược tài chính cho tương lai.
Trong ngữ cảnh này, mẫu bảng cân đối kế toán trở thành một công cụ quan trọng, đem lại cái nhìn tổng quan về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, Mẫu Bảng Cân Đối Kế Toán Trong Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp Mới Nhất Năm 2024 như thế nào?
Mời quý bạn đọc cùng Kế toán thuế Nha Trang trọn gói tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Bảng cân đối kết toán là gì?
Bảng cân đối kế toán là bảng báo cáo tổng hợp nhằm phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Các thời điểm lập bảng cân đối thường là cuối tháng, cuối quý hay cuối năm.
1.1 Ý nghĩa bảng cân đối kế toán
Dựa vào bảng cân đối, doanh nghiệp có góc nhìn tổng quan về tình hình tài chính của công ty để đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn. Nó có ý nghĩa cả về mặt pháp lý và mặt kinh tế.
- Ý nghĩa về mặt pháp lý: Phần tài sản trình bày các giá trị của tài sản hiện có của doanh nghiệp có thể quản lý và sử dụng để sản xuất, kinh doanh. Phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên quan đến tổng vốn kinh doanh với các chủ nợ và chủ sở hữu.
- Ý nghĩa về mặt kinh tế: Phần tài sản cho phép các nhà đầu tư đánh giá chung về quy mô và cấu trúc tài sản của công ty. Phần nguồn vốn phản ánh các nguồn hình thành tài sản, để đánh giá tình hình tài chính của công ty.
1.2 Bảng cân đối kế toán phản ánh điều gì?
Bảng cân đối kế toán phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp thông qua tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp.
Bảng cân đối sử dụng phương pháp tổng hợp cân đối để thể hiện tài sản của công ty tại thời điểm nhất định. Các tiêu chí trong bảng cân đối phản ánh tài sản doanh nghiệp theo hai khía cạnh là tài sản và nguồn vốn.
- Phần tài sản phản ánh tài sản theo kết cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phần nguồn vốn phản ánh tài sản theo nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nhà quản trị hay nhà đầu tư có thể đánh giá, nhận xét được thực trạng tài chính của doanh nghiệp như các tiềm năng hoặc rủi ro để có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Xem thêm: Doanh Nghiệp 2024 Có Thể Xem Báo Cáo Tài Chính Ở Đâu?
2. Cấu trúc bảng cân đối kế toán
Một bảng cân đối kế toán hoàn chỉnh sẽ phản ảnh được giá trị tài sản doanh nghiệp theo 2 góc độ: Kết cấu vốn kinh doanh và nguồn vốn hình thành vốn kinh doanh. Cụ thể, nó được chia làm 4 phần chính: Tài sản ngắn hạn (Phần A), Tài sản dài hạn (Phần B), nợ phải trả (Phần C), Vốn chủ sở hữu (Phần D)
Về cách bố trí, phần thông tin trong bảng có thể được sắp xếp theo 2 cách:
- Chiều dọc: Các chỉ tiêu thuộc Phần I sẽ được trình bày trước, tiếp theo sẽ là các chỉ tiêu thuộc Phần II.
Về thứ tự trình bày:
- Phần I: Tài sản ngắn hạn > Tài sản dài hạn – các chỉ tiêu sẽ được sắp xếp theo tính thanh khoảng giảm dần.
- Phần II: Nguồn vốn nợ phải trả > Nguồn vốn chủ sở hữu – các chỉ tiêu được sắp xếp từ trên xuống dưới theo thời hạn thanh toán các khoản nợ.
3. Mẫu bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính doanh nghiệp mới nhất năm 2024?
Xem thêm: Có được Miễn Thuế Môn Bài khi thành lập Doanh nghiệp mới không?
Dưới đây là mẫu bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính doanh nghiệp mới nhất năm 2024 có thể tham khảo:
Mẫu bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính doanh nghiệp mới nhất năm 2024:
=> Quý anh/chị có thể tải file tại đây: mausoB01–DN
Trên đây, Kế toán thuế Nha Trang theo tháng đã giúp bạn tìm hiểu “Mẫu Bảng Cân Đối Kế Toán Trong Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp Mới Nhất Năm 2024“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN NHA TRANG THUÊ NGOÀI TRỌN GÓI CHỈ TỪ 400K/THÁNG
(Giải quyết các vấn đề “Kế toán – Thuế” cho doanh nghiệp. Bảo mật, chính xác, tiết kiệm 80% chi phí.)
01. Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng, quý.
02. Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng, quý.
03. Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm.
04. Lập báo cáo tài chính năm gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối số phát sinh tài khoản.
05. Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế, liên quan đến thuế.
06. Nhận chứng từ, sổ sách của DN để thực hiện và xử lý công việc
07. Khai thuế môn bài hàng năm.
08. Lập các báo cáo thuế gửi cho cơ quan thuế hàng tháng theo quy định.
09. Thực hiện hạch toán và ghi sổ kế toán các chứng từ.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Tổ 3 Đông Bắc, Vĩnh Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa
Website: https://ketoannhatrangthuengoai.com
Email: hothithuhuyen12@gmail.com
Hotline/Zalo: 0935 952 029
Fanpage: https://www.facebook.com/ketoannhatrangthuengoai/